Nhà gỗ cổ truyền luôn là nét kiến trúc độc đáo xuất hiện nhiều ở các làng quê Bắc Bộ. Trong đó một ngôi làng nổi tiếng làm ra kiến trúc này mà ít nơi khác có được. Đó là làng nghề Chàng Sơn, nơi có những người thợ mộc tài ba, đã sản sinh ra những công trình nổi tiếng. Hãy cùng nhau đi khám phá những tinh hoa nghề mộc của Chàng Sơn ở những thông tin sau đây.
Truyền thuyết của làng nghề Chàng Sơn
Ngày trước làng Chàng Sơn có tên là Nủa Chàng, chữ “chàng” ở đây có nghĩa là tên của một loại dụng cụ nghề mộc. Theo truyền thuyết kể lại rằng bên ngoài làng có một bãi đất hoang. Nơi mà thánh Tản Viên sai người đến đón các nghệ nhân lên chạm trổ đình chùa trên non. Đến khi về thì về thì không được phép tiết lộ những gì đã xảy ra, nếu không sẽ phải chết.
Hiện nay, các cụ trong làng, những nghệ nhân cao tuổi cũng không rõ nghề mộc khởi phát từ bao giờ. Thực hư như nào thì không hề ai biết. Chỉ biết vào thời vua Hùng Vương dựng nước thì trong làng nghề mộc Chàng Sơn đã có và tồn tại.
Vào năm 1956 thì làng Nủa Chàng đổi thành Chàng Sơn.
Nghề làm mộc của làng nghề Chàng Sơn
Nhắc đến Chàng Sơn thì phải kể đến nghề mộc gia truyền. Trải qua rất nhiều năm phát triển, đến nay làng Chàng Sơn vẫn không thiếu những người thợ tài hoa. Có thể làm ra những công trình đi vào huyền thoại.
Ngày xưa nghề mộc ở làng Chàng Sơn chỉ là nghề phụ, bù đắp khoảng không gian nhàn rỗi của người nông dân. Nhưng đến nay nghề mộc đã trở thành một nghề chính và kiếm ra thu nhập cho nhiều gia đình.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự trợ giúp của máy móc hiện đại. Công việc của những người thợ mộc bớt trở nên nặng nhọc và năng suất được cao hơn. Thế nhưng không vì thế mà sản phẩm mất đi giá trị. Những đường nét đục chạm vẫn còn đó, nguyên giá trị và ngày càng tinh xảo hơn bởi bàn tay của người thợ.
Nhà gỗ cổ truyền của làng nghề Chàng Sơn
Ngoài những đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ. Thì Chàng Sơn còn nổi tiếng với nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Đây được coi là nghề đã sản sinh ra những người thợ mộc lành nghề. Đặc biệt là giúp cho sự phát triển làng nghề Chàng Sơn trở nên nhiều màu sắc.
Sự phát triển của nghề làm nhà gỗ truyền thống cho đến nay đã có nhiều sự thay đổi. Từ kích thước ngôi nhà, cho đến các hoa văn chạm khắc thủ công trên mẫu nhà. Tất cả đều được nâng tầm, kích thước các cấu kiện to và rộng hơn, các hoa văn họa tiết thì ngày càng cầu kỳ và tinh xảo. Sự phát triển này tạo ra những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã sáng tạo ra.
Đặc biệt hơn về mặt kết cấu các ngôi nhà cổ truyền do tay nghề của thợ Chàng Sơn làm ra cũng sẽ mang nhiều hồn cốt khác biệt. Thể hiện được kinh nghiệm đục chạm, sự khéo léo và chăm chút cho từng tác phẩm nghệ thuật nhà gỗ.
Trong những năm gần đây, xu hướng làm nhà gỗ ngày càng trở nên thịnh hành. Đây chính là động lực thúc đẩy để các nghệ nhân gắn bó và đam mê với nghề hơn. Ngày nay thị hiếu về những ngôi nhà gỗ cổ truyền ngày càng tăng cao. Những yêu cầu về tính nghệ thuật, tính thẩm mỹ của nhà gỗ vì thế mà cũng tăng lên. Do vậy những người làm nghề xây dựng nhà gỗ cũng phải luôn cố gắng và trau dồi kỹ năng của mình qua thời gian.