Nhà Gỗ cổ truyền

Kết cấu ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ như thế nào

Kết cấu nhà gỗ cổ truyền được xây dựng trên một không gian chặt chẽ, thiết kế mạch lạc, chuẩn xác đến từng chi tiết. Tuy nhiên đây là điều mà rất nhiều gia chủ tham gia thú chơi nhà gỗ truyền thống chưa biết. Sau đây sẽ là phần để củng cố thêm các kiến thức về kết cấu nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ ra sao.

Xem thêm nhà gỗ lim 3 gian 12 cột kết hợp nhà ngang

Đặc điểm của nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ

Là nếp nhà nhà được xây dựng đề cao tính chân thực, giản dị và chừng mực trong sinh hoạt. Thể hiện đôi bàn tay khéo léo và khối óc tinh anh của người thợ làm nhà gỗ cổ truyền. Để xây dựng của căn nhà gỗ cổ truyền này cần thấu hiểu được đặc điểm nổi bật của ngôi nhà.

  • Xây dựng với mục đích thờ cúng tổ tiên và làm không gian sinh hoạt lý tưởng cho những người yêu thích thiên nhiên, làng quê. Đây còn là nơi mà con cháu hội họp trong những khi có dịp để tưởng nhớ về cội nguồn.
  • Được thiết kế mạch lạc và chuẩn xác đến từng chi tiết. Kết cấu chặt chẽ trong từng cấu kiện: cột nhà, xà, kẻ, hiên, quá giang. Tạo nên một phần khung vững chắc nâng đỡ cho toàn bộ ngôi nhà gỗ cổ truyền.
  • Điểm nổi bật giúp phân biệt kiểu nhà này với các mẫu nhà khác rõ rệt nhất đó là những hoa văn chạm khắc trên nếp nhà gỗ.
  • Về phong thủy ngôi nhà cổ truyền có hướng phong thủy tốt, hướng cửa đón vượng khí rộng, hợp mệnh, hợp tuổi với gia chủ. Nhờ vậy mà công việc làm ăn trở nên thuận lợi và hanh thông hơn.
Tổng thể một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ (nguồn internet)
Tổng thể một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ (nguồn internet)
Bên trong một ngôi nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)
Bên trong một ngôi nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)

Kết cấu ngôi nhà truyền thống Bắc Bộ

Được đánh giá là một trong những kiến trúc đỉnh cao của nền kiến trúc nước nhà. Cho đến nay thì kiểu kiến trúc hiện đại ra đời vẫn chưa kiểu nhà nào vượt qua được. Hãy cùng nhau tìm hiểu về kết cấu đặc biệt của ngôi nhà gỗ truyền thống này ra sao.

  • Cột

Cột nhà là bộ phận nâng đỡ chính cho toàn bộ ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Từng vị trí cột lại có những chức năng khác nhau và bao gồm: cột cái, cột quân, cột hậu và cột hiên. Trong đó cột cái với diện tích lớn nhất. được được dựng lên ở hai đầu nhịp chính. Tiếp theo đó là các cột đỡ còn lại ở bên trong nhà là cột quân và cột hậu. Phần ở ngoài hiên là các cột hiên được chạm khắc nhiều hoa văn nổi bật.

  • Kẻ

Kẻ nhà gỗ là các dầm đơn được làm theo phương chéo của mái nhà. Có chức năng chính là liên kết các cột nhà gỗ. Kẻ được chia ra thành nhiều loại như: kẻ hiên, kẻ ngồi, kẻ lợn…Từng loại kẻ lại có những nhiệm vụ khác nhau như. Kẻ ngồi gắn cột cái với cột hậu với nhau. Kẻ hiên sẽ đỡ cột hậu với cột hiên với nhau.

Là một trong những cấu kiện quan trọng của nhà gỗ cổ truyền. Trong đó được chia ra làm hai loại xà chính là xà nằm trong khung và xà nằm ngoài khung. Những loại xà này lại được chia nhỏ thành các cấu kiện như: xà lòng, xà chếch, xà nách, xà thuận…Tất cả các loại xà này được tính toán tỉ mỉ tạo nên một bộ khung cột vững chắc cho nhà gỗ truyền.

  • Con rường

Là phần bộ phận gối nâng đỡ mái nhà, ở dạng dầm gỗ hộp, với tác dụng đỡ hoành mái và được đục chạm, xếp chồng lên nhau một cách uyển chuyển. Càng lên cao thì con rường sẽ càng thu ngắn lại. Trên các con rường sẽ được đục chạm uyển chuyển và mềm mại, tạo ra sự tinh tế trong số các hoa văn trang trí.

>Xem thêm: Mẫu thiết kế từ đường truyền thống trong không gian hiện đại

  • Con lợn

Cấu kiện con lợn với tên gọi hết sức quen thuộc gắn liền với tập quán của người dân Bắc Bộ. Bộ phận này được đặt lên con rường bên dưới bằng hai đoạn cột ngắn sẽ được gọi là trụ trốn. Tác dụng của bộ phận này là đỡ cột xà nóc. Con lợn được chạm khắc nhiều chi tiết đặc sắc.

  • Rường cụt

Nằm giữa cột cái và cột hậu và được đặt chồng lên xà nách với nhiệm vụ là đỡ phần hoành. Cũng giống như con rường càng lên cao thì càng ngắn lại theo độ dốc của mái nhà gỗ cổ truyền.

  • Kiến trúc phần mái

Hoành là dầm chính với tác dụng đỡ phần mái, có chiều ngang theo chiều dài nhà và được đặt vuông góc với phần khung.

Rui là dầm chính thiết kế theo chiều dốc của mái nhà và được đặt lên hệ thống hoành của ngôi nhà.

Gạch màn được đúc và nung bằng đất, làm nhiệm tạo độ phẳng cho mái nhà và đỡ ngói. Với tác dụng là chống thấm dột và cách nhiệt cho ngôi nhà khỏi nắng nóng.

Ngói mũi được làm ra từ đất nung và đặt lên các lớp gạch màn. Tạo cho căn nhà một hệ thống che chắn tuyệt vời của nhà gỗ cổ truyền.

Trên đây là toàn bộ kết cấu của một ngôi nhà truyền thống. Hy vọng nhờ những thông tin này mà quý vị đã hiểu hơn về kiểu nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *