Nhà Gỗ cổ truyền

Đặc trưng của nhà gỗ 3 gian truyền thống Bắc Bộ

Nhà gỗ 3 gian cổ truyền là mẫu nhà đặc trưng xuất hiện nhiều ở các làng quê Bắc Bộ. Được thiết kế giản dị, mộc mạc, mang đậm tính chất làng quê. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về mẫu nhà này của làng quê Bắc Bộ.

Nhà gỗ 3 gian cổ truyền là gì?

Nhà gỗ 3 gian truyền thống mang theo vẻ đẹp cổ truyền của dân tộc với những hoa văn chạm khắc tinh xảo, chứa đựng nhiều năm tín ngưỡng trong chiều dài của lịch sử. Bởi vậy nhà gỗ 3 gian là một cấu trúc cố định và không dễ thay đổi.

Căn nhà được chia thành 3 phân khu chính bao gồm: gian chính giữa được sắp xếp làm cho việc thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Hai gian bên được sắp xếp làm buồng hoặc khu nghỉ ngơi. Phần bếp được xây dựng riêng bên ngoài, vuông góc với nhà chính. Theo quan niệm của cha ông ta thì bếp sẽ được sắp đặt ở hướng Tây để gia đình luôn đoàn kết và hòa thuận.

Tổng thể bên trong căn nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)
Tổng thể bên trong căn nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)
Bên trong ngôi nhà gỗ 3 gian cổ truyền (nguồn internet)
Bên trong ngôi nhà gỗ 3 gian cổ truyền (nguồn internet)
Cửa bức bàn của nhà gỗ 3 gian cổ truyền (nguồn internet)
Cửa bức bàn của nhà gỗ 3 gian cổ truyền (nguồn internet)

Ưu điểm của nhà gỗ 3 gian cổ truyền Bắc Bộ

Tuy với kết cấu không hề lớn, những mẫu nhà gỗ 3 gian cổ truyền được xây dựng lại sở hữu rất nhiều ưu điểm.

  • Đáp ứng được nhu cầu của gia chủ từ thờ cúng cho đến nghỉ ngơi và thư giãn. Ngôi nhà chiếm diện tích không lớn, cho nên có thể xây dựng trên nhiều địa hình khác nhau.
  • Chất liệu làm nên căn nhà 3 gian cổ truyền là từ gỗ tự nhiên. Hơn nữa gỗ là đại diện cho mộc, trong quan niệm của người xưa mộc là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở. Vậy nên những người sinh sống trong ngôi nhà sẽ gặp được nhiều tài lộc và may mắn.
  • Các mẫu hoa văn chạm khắc của ngôi nhà gỗ 3 gian được phối hợp tinh tế. Giúp cho căn nhà ấn tượng hơn và ít bị lẫn với các kiểu nhà gỗ khác. Ngoài ra, còn ghi dấu được giá trị kiến trúc cổ.

Đặc trưng của nhà gỗ 3 gian truyền thống Bắc Bộ

  • Về mặt cấu trúc: Căn nhà gỗ cổ truyền được xây dựng theo kết cấu tiền kẻ hậu bẩy, chồng rường, có đỗ vỏ măng. Ngôi nhà có một hướng cửa chính nhất định, được thiết kế 1 tầng. Không có vách ngăn giữa các gian, tạo được sự kết nối của nhà gỗ 3 gian cổ truyền.
  • Mái nhà của nhà gỗ truyền thống được thiết kế 2 mái hoặc 4 mái, với độ dốc mái 68% thuận lợi trong việc thoát nước vào những ngày mưa. Loại ngói sử dụng thường là ngói ta nung thủ công, giúp cho căn nhà luôn mát mẻ vào mùa nóng và ấm hơn vào mùa lạnh.
  • Nội thất, ngoại cảnh của nhà gỗ cổ truyền được bố trí rất khoa học. Từng gian nhà sẽ được sắp xếp nội thất mạch lạc nhất. Với gian chính giữa là nơi thờ cúng sẽ được sắp xếp án gian, hoành phi câu đối, cửa võng, sập nhỏ. Còn hai gian biên sẽ bố trí các bộ trường kỷ, tủ chè, loa nghe nhạc đĩa than, bức tranh, bình gốm cổ…Còn bên ngoài nhà gỗ cổ truyền được ấn tượng với phần sân rộng, vườn cây lấy bóng mát, ao nước hoặc ao cá.

Ý nghĩa của nhà gỗ 3 gian trong văn hóa người Việt

  • Bên cạnh việc tạo ra được nét đẹp riêng thì những hoa văn của nhà gỗ 3 gian cổ truyền còn chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Được thể hiện rõ ở những chữ nho được khắc trên nhà gỗ cổ truyền. Cụ thể trên các cấu kiện như: thượng lương, câu đầu, các bức hoành phi, câu đối. Quan niệm của người xưa thì những chi tiết này giúp xua tan tà khí và mang nhiều vượng khí, tọa nên may mắn và bình an cho ngôi nhà.
  • Ngôi nhà không chỉ có công năng là sinh hoạt mà còn là nơi công trình mang nhiều ý nghĩa về tín ngưỡng, tâm linh sâu sắc.

Tổng hợp những thông tin trên đây đã giúp cho quý vị và các bạn hiểu thêm về những đặc trưng của nhà gỗ 3 gian cổ truyền. Nét đẹp về kiến trúc cổ này cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *