Nằm trong buổi lễ phạt mộc nhà Bắc Bộ xưa có nghi thức bật mực lên sào. Nghi thức này là một phần quan trọng của buổi lễ, có ý nghĩa quan trọng trong việc lưu trữ bản vẽ của căn nhà thuận tiện cho việc sửa chữa, tu bổ sau này. Cùng tìm hiểu về nghi thức này trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Lễ phạt mộc nhà gỗ cổ truyền
Nghi thức bật mực lên sào nhà Bắc Bộ xưa diễn ra khi nào?
Khi gia chủ đã định được ngày lành sẽ tổ chức buổi lễ phạt mộc. Lễ phạt mộc là buổi lễ đầu tiên đánh dấu việc làm nhà gỗ bắt đầu diễn ra. Trong nghi lễ phạt mộc có nghi thức bật mực lên sào vô cùng ý nghĩa và quan trọng.
Nghi thức bật mực lên sào nhà Bắc Bộ xưa được tiến hành ngày sau khi bác thợ cả đọc bài văn khấn lễ phạt mộc xong xuôi. Thông thường, nghi thức này sẽ diễn ra trước nghi thức phạt mộc. Song cũng có nhiều buổi lễ tổ chức nghi thức bật mực lên sào sau nghi thức phạt mộc.
Sào tre – Vật quan trọng trong nghi thức bật mực lên sào
Nghi thức bật mực lên sào không thể nào thiếu sào tre. Sào tre được lấy từ một nửa của thân cây tre. Vật này đã được lựa chọn số đốt kỹ càng để khi thực hiện nghi thức bật mực lên sào, bác thợ cả đọc “thịnh – suy – bĩ – thái” thì đốt cuối cùng rơi vào chữ “thịnh” hoặc “thái”. Theo quan niệm của người Việt nếu rơi vào hai chữ này thì nhà Bắc Bộ xưa sẽ có nhiều tài lộc, may mắn và phú quý.
Sào tre khi lựa đốt cẩn thận sẽ được ngâm và tẩm hóa chất kỹ càng. Điều này giúp cho sào tre dẻo dai, bền bỉ và đặc biệt không bị mối mọt đục hay xâm hại.
Các bước thực hiện nghi thức bật mực lên sào
Sau đây là các bước thực hiện nghi thức bật mực lên sào:
- Sau khi đã đọc xong văn khấn, bác thợ cả sẽ dùng bút và chỉ vào các đốt trên sào tre, vừa chỉ vừa đọc “thịnh – suy – bĩ – thái”.
- Đọc xong, bác thợ cả mở bản vẽ nhà Bắc Bộ xưa và dùng thước và bút đo đạc và ghi các thông tin của căn nhà gỗ ở bản vẽ vào trong thanh sào tre.
- Các thông tin trên thanh sào đã được mã hóa thành những ký hiệu, giúp cho người thợ làm nhà khi nhìn vào các ký hiệu này có thể hiểu được và đọc được kích thước căn nhà gỗ.
- Sau một hồi đo đạc và ghi các dữ liệu nhà Bắc Bộ xưa trên thanh sào tre, gia chủ sẽ ký tên mình lên trên đó.
- Việc ký tên mình lên sào tre thể hiện đây là vị chủ nhân đầu tiên của căn nhà, cho hậu thế sau này biết được nhà là do ai sở hữu đầu tiên.
Ý nghĩa của nghi thức bật mực lên sào nhà Bắc Bộ xưa
Nghi thức bật mực lên sào có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia chủ sau này:
- Nghi thức là cách bác thợ cả ghi thông tin lên sào phòng trường hợp sau này gia đình muốn sửa chữa ngôi nhà có thể lấy sào tre xuống, dựa vào các thông tin đó để sửa chữa.
- Nghi thức cũng là cách để gia chủ để lại dấu ấn của mình, thể hiện mình là chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà.
- Cùng với lễ phạt mộc nhà Bắc Bộ xưa nghi thức bật mực lên sào có ý nghĩa cầu cho gia đình may mắn và có nhiều tài lộc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về nghi thức bật mực lên sao trong lễ phạt mộc nhà Bắc Bộ xưa. Với nội dung những bài sau, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị nhiều thông tin hữu ích khác về căn nhà gỗ cổ truyền. Nếu gia chủ có nhu cầu làm nhà gỗ hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp