Ngôi nhà gỗ cổ 5 gian là một kiểu kiến trúc phổ biến của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà này đã lưu truyền từ rất lâu trước đây, chính vì vậy sẽ có một vài tên gọi nghe có vẻ rất lạ tai với chúng ta hiện nay. Điều này vừa tạo nên sự thú vị, vừa tạo nên sự độc đáo cho căn nhà cổ truyền. Trong bài viết dưới đây chúng ta cùng khám phá một vài cấu kiện có tên gọi thú vị của căn nhà này.
Ý nghĩa chữ viết trên câu đầu
Nhà gỗ cổ 5 gian là kiểu nhà như thế nào?
Nhà gỗ cổ 5 gian là kiểu nhà đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà cổ được thi công nhiều nhất hiện nay đó là căn nhà gỗ kẻ truyền 5 gian.
Kiểu nhà này bao gồm 6 vì, làm theo kiểu tiền kẻ hậu bẩy (từ kẻ hiên truyền lên kẻ ngồi, kẻ ngồi truyền tiếp lên kẻ chim, từ kẻ chim lại truyền xuống kẻ ngồi phía sau, và từ kẻ ngồi truyền xuống bẩy hậu).
Nhà được hợp thành từ hàng chục đến hàng trăm cấu kiện lớn nhỏ có tên gọi khác nhau. Mỗi cấu kiện đều là những mắt xích quan trọng trong việc tạo nên một kết cấu nhà gỗ ổn định, vững chãi. Toàn bộ cấu kiện trong ngôi nhà 5 gian đều được làm từ gỗ tự nhiên và được làm với kích thước phù hợp với diện tích của căn nhà. Vì là một công trình có niên đại từ lâu trước đây, nên có một vài cấu kiện khi nghe quý vị sẽ thấy rất lạ tai và độc đáo.
Ý nghĩa chữ viết câu đầu trong nhà gỗ cổ truyền
Những cấu kiện có tên gọi lạ tại trong căn nhà gỗ cổ 5 gian
Sau đây là những cấu kiện có cái tên khá độc đáo trong căn nhà gỗ cổ 5 gian và ý nghĩa của chúng trong bộ khung nhà.
Câu đầu trong nhà gỗ cổ
Cấu kiện đầu tiên chúng ta sẽ nói đến với các tên độc đáo đó chính là câu đầu. Câu đầu là đầm ngang chính đặt trên cùng, gác lên các cột cái. Chúng có nghiệm vụ khóa các đầu trên của cột cái trong hệ kết cấu khung nhà gỗ.
Khi bước vào căn nhà gỗ cổ 5 gian, ngước lên mái nhà quý vị sẽ dễ dàng nhận ra câu đầu với các chi tiết trang trí trên thân là những hàng chữ Hán Nôm. Trên câu đầu sẽ đục chạm chữ Hán và cho tô mực tàu để làm nổi bật phần chữ tạo sự ấn tượng. Các chữ trên câu đầu thể hiện nội dung tốt đẹp, cầu cho gia đình ấm êm, yên ổn, hạnh phúc.
Cấu kiện quá giang trong căn nhà gỗ cổ 5 gian
Trong căn nhà gỗ cổ có một cấu kiện nữa có tên gọi cũng khá thú vị đó chính là quá giang. Nếu như cột là cấu kiện chịu lực theo phương đứng, thì quá giang lại là cấu kiện chịu lực theo chiều ngang của công trình.
Trong một bộ vì, nó có chức năng liên kết 2 cột cái lại với nhau nếu như nhà gỗ 5 gian làm đủ 6 hàng chân. Còn nếu nhà làm với 5 hàng chân thì quá giang sẽ có nhiệm vụ liên kết cột cái và cột con với nhau.
Trên bề mặt quá giang có đục chạm hoa văn lát lật mềm mại và uyển chuyển. Mẫu hoa văn đem lại cho cấu kiện quá giang vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ. Không những vậy mẫu hoa văn này còn thể hiện sự tươi mới, cầu mong cho gia đình gặp nhiều hạnh phúc.
Cấu kiện con lạ trong căn nhà gỗ cổ truyền
Một cái tên khá thú vị với nhiều người đó là cấu kiện con lạ. Trong căn nhà gỗ, con lạ có vị trí nằm tại khu vực vì đốc. Phía trên con lạ là dép nóc, phía dưới con lạ là con rường. Cấu kiện này trong nhà gỗ có chức năng nâng đỡ thượng lượng. Mẫu hoa văn đục chạm trên con lạ lá những hoa lá diên vĩ uốn lượn mềm mại.
Một vài cấu kiện trong căn nhà gỗ cổ 5 gian kể trên cũng chưa thể nào khái quát được hết sự độc đáo của ngôi nhà cổ này. Hãy theo dõi chúng tôi trong những bài viết sau để hiểu thêm về kiến trúc cổ truyền ô cha ta.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp