Nhà Gỗ cổ truyền

Nhà gỗ kẻ truyền là gì? Đặc điểm của nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Là dạng nhà gỗ xuất hiện từ lâu đời và được lưu truyền phát triển cho đến ngày nay. Nhà gỗ kẻ truyền trải qua hàng ngàn năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được sự độc đáo và giá trị văn hóa thẩm mỹ vốn có của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem mẫu nhà gỗ này có những điểm gì đặc biệt.

Nhà gỗ kẻ truyền là gì?

Một trong những niềm tự hào của người Việt là nét kiến trúc tiêu biểu nhà gỗ kẻ truyền. Là mô hình sử dụng chủ yếu các vật liệu bằng gỗ cao cấp, những mái ngói đỏ phủ đầy rêu phong, phần sân vườn thì rộng rãi. Đây chính là nơi nghỉ dưỡng hết sức lý tưởng sau những ngày dài bận rộn và căng thẳng học tập.

Những loại gỗ được sử dụng để xây dựng nhà kẻ truyền bao gồm: gỗ xoan, gỗ mít, gỗ lim, gỗ hương, gỗ gụ…Tạo nên một phần khung vững chắc. Nhờ vậy mà căn nhà luôn có tuổi thọ cao so với các kiểu nhà khác.

Căn nhà gỗ 5 gian có cột hiên bằng đá (nguồn internet)
Căn nhà gỗ 5 gian có cột hiên bằng đá (nguồn internet)
Bên trong căn  nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)
Bên trong căn nhà gỗ cổ truyền (nguồn internet)

Phân loại nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ Bắc Bộ được phân loại thành nhiều kiểu khác nhau. Trong đó phải nhắc đến như:

  • Phân loại theo số gian: nhà gỗ 3 gian, 4 gian, 5 gian, 7 gian. Tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ trong việc sử dụng ngôi nhà gỗ.
  • Phân loại theo chức năng sử dụng: nhà gỗ kẻ truyền để ở, nhà từ đường, nhà thờ họ, quần thể nhà gỗ sân vườn. Điều này cũng sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chủ nhân ngôi nhà gỗ.

Đặc điểm nổi trội của nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

Về đặc điểm của ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, thì chúng sở hữu những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Về hình thức nhà: Nhà gỗ kẻ truyền thường sở hữu số gian theo số lẻ. Với kết cấu là một gian chính giữa và các gian thì sẽ đối xứng hai bên. Trong ngôi nhà được hệ thống nâng đỡ chính là các hàng cột: cột cái, cột con, cột quân, cột hiên. Hướng nhà quay về một phía duy nhất, phong thủy đẹp.
  • Đục chạm trên nhà gỗ: Ở kiến trúc nhà gỗ cổ truyền, chạm khắc đóng vai trò quan trọng và là nét đặc trưng riêng biệt chỉ có ở nhà gỗ. Trước khi đục chạm lên những khúc gỗ thì người thợ cần nghiên cứu kỹ hoa văn trước khi tiến hành đục chạm. Trong đó những hoa văn được sử dụng nhiều nhất là: tứ quý (tùng – cúc – trúc – mai), tứ linh (long – lân – quy – phượng), các loại hoa lá, họa tiết hình khối khác nhau.
  • Phần mái của nhà gỗ kẻ truyền: được đỡ bằng kẻ, bảy, một thanh chéo đỡ phần mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn bẩy. Phần mái sẽ thường chiếm đến 2/3 chiều cao của công trình, giống như mái đình chùa. Góc mái có những ngôi nhà được là mái đao cong uốn lượn. Tạo được sự thanh thoát và là điểm riêng biệt đối với nhà gỗ cổ truyền.
  • Công năng của ngôi nhà kẻ truyền: Vừa làm nơi thờ cúng tổ tiên, vừa làm nơi sinh hoạt và tụ hội con cháu trong những khi có dịp. Bên cạnh đó thì đây còn là không gian lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn và là tổ ấm để trở về sau mỗi ngày làm việc dài mệt mỏi.

Những lưu ý khi làm nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ

  • Tìm kiếm và cân nhắc đơn vị thi công uy tín và chất lượng. Giúp cho ngôi nhà khi được xây dựng được chuẩn theo lối kiến trúc cổ truyền.
  • Chất liệu gỗ thi công nhà cổ truyền phải lựa chọn cẩn thận, tránh những loại gỗ không tốt, đảm bảo được tính bền vững của ngôi nhà.
  • Định hướng phong cách nhà gỗ cổ truyền ngay khi thi công. Để làm sao cho đáp ứng tốt về mặt công năng và thẩm mỹ.

Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu hơn về nhà gỗ kẻ truyền. Đây là nền kiến trúc đậm chất văn hóa Bắc Bộ. Kiểu nhà gỗ này sẽ là xu hướng của những năm tiếp theo trong tương lai. Vậy thì còn chờ đợi gì mà không xây dựng ngay một căn nhà gỗ cho riêng mình.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *