Bộ vì kẻ truyền trong căn nhà gỗ 5 gian truyền thống là một trong những thành phần tạo nên khung vững chãi cho căn nhà. Bộ vì bao gồm nhiều cấu kiện liên kết chặt chẽ với nhau qua các lỗ mộng, trong số đó có những cấu kiện đục chạm hoa văn rất đẹp. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về bộ vì kẻ truyền này trong bài viết dưới đây:
Quá trình lắp dựng vì kèo nhà gỗ lim
Vì sao gọi là nhà kẻ truyền?
Ngôi nhà gỗ 5 gian cổ truyền làm theo kỹ thuật nhà kẻ truyền là một kiểu nhà rất phổ biến của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngôi nhà này được gọi là nhà kẻ truyền bởi vì: Bộ vì giữa của căn nhà được làm theo kiểu các kẻ truyền với nhau. Từ kẻ hiên truyền lên kẻ ngồi, từ kẻ ngồi truyền đến kẻ chim, từ kẻ chim truyền đến kẻ ngồi đằng sau nhà. Và từ kẻ ngồi đằng sau nhà truyền xuống bẩy hậu.
Chính vì kỹ thuật lắp dựng này nên nhà mới có tên gọi là nhà kẻ truyền.
Các cấu kiện trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ 5 gian
Trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ 5 gian bao gồm các cấu kiện sau:
Cột trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ 5 gian
Cột là cấu kiện không thể thiếu trong bộ vì nhà gỗ. Một bộ vì nhà gỗ sẽ bao gồm các cột sau:
- Cột cái: Cột cái là cột có chiều dài lớn nhất và đường kính lớn nhất trong bộ vì nhà gỗ. Đối với bộ vì nhà gỗ 5 gian đầy đủ 6 hàng chân cột sẽ có 2 cột cái. Còn với bộ vì nhà nào làm trốn cột sẽ có 1 cột cái.
- Cột con: Có chiều cao thấp hơn cột cái và đường kính nhỏ hơn cột cái đó là cột con. Cột con có vị trí đặt trước và sau cột cái.
- Cột hiên: Cột hiên có chiều cao và đường kính cột nhỏ hơn cột cái và cột con. Cột hiên có vị trí ở đằng trước nhà.
- Cột hậu: Có cùng kích thước và chiều cao giống cột hiên là cột hậu. Cột hậu có vị trí ở đằng sau nhà và nằm trong cùng bộ vì nhà gỗ 5 gian kẻ truyền.
Cấu kiện kẻ trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ 5 gian
Trong bộ vì kẻ truyền sẽ bao gồm những loại cấu kiện kẻ sau:
- Kẻ hiên: Kẻ hiên là kẻ liên kết cột hiên và cột con trong bộ vì nhà gỗ 5 gian kẻ truyền. Kẻ hiên được làm với hình dáng cong cong rất đẹp mắt. Trên kẻ hiên có đục chạm hoa văn đặc sắc như: bộ tứ quý (tùng – trúc – cúc – mai), bộ cầm – kỳ – thi – họa, hoa sen….
- Kẻ ngồi: Kẻ ngồi là loại kẻ liên kết cột con và cột cái trong bộ vì. Kẻ ngồi được làm theo dáng của con mèo ngồi. Trên kẻ ngồi có đục chạm hoa văn lá lật đẹp mắt. Đầu kẻ ngồi thường đục những con giống như: con kìm, con nghê… rất ấn tượng.
- Kẻ chim: Kẻ chim là loại kẻ có kích thước ngắn nhất trong 3 loại kẻ trên. Thay vì đục chạm như kẻ hiên hay kẻ ngồi, kẻ chim thường để trơn không đục chạm.
Các cấu kiện khác
Ngoài cột và kẻ, trong bộ vì nhà gỗ 5 gian còn có những cấu kiện độc đáo khác như:
- Bẩy hậu: Bẩy hậu là cấu kiện liên kết giữa cột con và cột hậu trong bộ vì nhà gỗ kẻ truyền. Bẩy hậu được đục chạm hoa văn đẹp mắt. Đầu bẩy hậu thường đục chạm chữ Thọ.
- Câu đầu: Câu đầu nhà gỗ là dầm ngang chính đặt trên cùng, gác lên các cột cái, khoá các đầu trên của các cột cái trong bộ vì nhà gỗ kẻ truyền. Trên câu đầu có đục chạm chữ Hán cổ. Những chữ này có ý nghĩa thể hiện mong ước của gia đình về căn nhà. Và cầu cho gia trạch an ổn, tránh mọi tà ma xâm nhập.
- Con lợn: Phía trên câu đầu trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ là cấu kiện con lợn. Cấu kiện này cũng được đục chạm hoa văn đẹp mắt tạo sự thanh thoát cho bộ vì nhà gỗ.
Trên đây là chi tiết các cấu kiện có trong bộ vì kẻ truyền nhà gỗ 5 gian cổ truyền Bắc Bộ. Nếu gia chủ nào có nhu cầu làm nhà kẻ truyền hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp