Để thiết kế và thi công nhà gỗ hoàn thiện, cần trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ khâu thiết kế, chọn gỗ, đục chạm đến lắp dựng hoàn thiện, mỗi bước đều cần có sự tính toán chính xác và tuân thủ quy trình bài bản. Nếu gia chủ đang muốn tìm hiểu quy trình này, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Báo giá tư vấn và thiết kế nhà gỗ sân vườn
Tại sao thiết kế thi công nhà gỗ ngày càng được ưa chuộng?
Hiện nay, nhu cầu thiết kế và thi công nhà gỗ ngày càng gia tăng nhờ vào các lý do sau:
- Đảm bảo kết cấu phù hợp nhu cầu gia chủ: Bản vẽ là cơ sở để định hình kết cấu, kích thước, kiểu dáng và họa tiết chạm khắc cho ngôi nhà. Việc thiết kế bài bản giúp tính toán chính xác số gian, hệ khung kết cấu và đảm bảo công năng sử dụng.
- Giúp gia chủ chọn được loại gỗ phù hợp: Gỗ là yếu tố quyết định độ bền và thẩm mỹ của ngôi nhà. Việc lựa chọn loại gỗ phù hợp, đảm bảo chất lượng, tránh các lỗi như dác nhiều, cong vênh hay mối mọt là điều gia chủ không thể bỏ qua.
- Tối ưu chi phí, tránh sai sót trong thi công: Có bản vẽ chi tiết ngay từ đầu giúp gia chủ kiểm soát ngân sách, hạn chế phát sinh không đáng có, đồng thời đảm bảo tiến độ thi công được diễn ra thuận lợi.
- Định hình phong cách và giá trị thẩm mỹ: Mỗi ngôi nhà gỗ không chỉ là nơi sinh sống mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa và cá tính của gia chủ. Một thiết kế tỉ mỉ sẽ giúp tạo nên không gian hài hòa, phù hợp phong thủy và gu thẩm mỹ riêng.

Quy trình thiết kế nhà gỗ
Việc thiết kế thi công nhà gỗ phải được thực hiện bởi chuyên gia trong ngành. Dưới đây là quy trình thiết kế nhà gỗ theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp:
Bước 1: Tư vấn và thiết kế cơ bản khái quát
Chuyên gia sẽ khảo sát thực địa để đánh giá điều kiện đất nền và hướng nhà. Sau đó, đội ngũ kiến trúc sư sẽ tư vấn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp.
Bước 2: Lên bản vẽ kỹ thuật và chốt phương án thiết kế
Bản thiết kế sơ bộ hiện nay bao gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công năng: Sắp xếp không gian theo nhu cầu sử dụng.
- Bản vẽ kết cấu: Tính toán tải trọng, độ chịu lực của các cột, kèo và mái.
- Phối cảnh 3D thực tế: Giúp khách hàng hình dung rõ về tổng thể công trình.
Bước 3: Chỉnh sửa hồ sơ và bàn giao thiết kế
Sau khi khách hàng duyệt phương án cuối cùng, hồ sơ thiết kế đầy đủ bao gồm: bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ chi tiết từng cấu kiện và dự toán sơ bộ được bàn giao để chuẩn bị cho quá trình thi công.
>> Xem thêm: Tham khảo thiết kế nhà thờ họ được ưa chuộng hiện nay

Quy trình thi công nhà gỗ
Bước 1: Chọn gỗ và xẻ gỗ tại xưởng
Để dựng nên một căn nhà gỗ kẻ truyền bền vững, lựa chọn gỗ là khâu quan trọng hàng đầu. Hai loại gỗ phổ biến nhất khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền thường là lim Nam Phi và gõ đỏ, bởi đặc tính cứng cáp, ít cong vênh, độ bền cao và vân gỗ đẹp. Bên cạnh đó, một số loại gỗ khác như mít, xoan, trắc cũng được sử dụng, tùy vào điều kiện kinh tế và sở thích của gia chủ.
Một số lưu ý quan trọng khi chọn gỗ:
- Tránh thân gỗ có bừu: Câu nói “bừu đâu sâu đấy” không phải sai. Những khối gỗ xuất hiện bừu thường có độ ổn định kém, dễ bị nứt vỡ trong quá trình gia công.
- Lựa chọn gỗ tâm thẳng: Gỗ có tâm thẳng giúp kết cấu nhà bền vững hơn, hạn chế tình trạng cong vênh sau thời gian dài sử dụng.
- Chọn gỗ ít dác: Dác gỗ là phần non, dễ mục và bị mối mọt tấn công. Gỗ càng ít dác, độ bền càng cao.
- Kiểm tra đầu và cuối thân gỗ: Nếu phát hiện đầu gỗ hoặc cuối gỗ được phủ sơn, gia chủ cần kiểm tra kỹ vì có thể đây là thủ thuật nhằm che đi các vết sâu đục khoét.
- Quan sát vết cắt ở thân gỗ: Một số cơ sở có thể quét sơn lên phần cắt để che giấu độ dày của dác gỗ. Việc kiểm tra kỹ lưỡng giúp tránh chọn phải loại gỗ không đạt chuẩn.
Sau khi hoàn tất khâu tuyển chọn, gỗ sẽ được vận chuyển về xưởng để tiến hành xẻ và xử lý, chuẩn bị cho quá trình gia công chi tiết sau này.

Bước 2: Gia công cấu kiện theo tiêu chuẩn kỹ thuật
Bước thứ 2 trong trong quá thi công nhà gỗ đó chính là gia công cấu kiện tại xưởng. Những cấu kiện gỗ sau khi được cưa xẻ sẽ tiếp tục được gia công sàm đóng tại xưởng làm nhà gỗ.
Bước 4: Đục chạm hoa văn truyền thống
Đội đục chạm sẽ thực hiện công đoạn này, các hoa văn sẽ được thợ đục vẽ phác thảo trên gỗ, sau đó đục thô và cuối cùng là đục tinh các hoa văn. Công đoạn này còn đánh nhám giấy dáp, giúp cấu kiện có thể nét hơn. Những hoa văn đục chạm thường sẽ bao gồm: tứ quý, tứ linh, hoa lá lật…Hoa văn này được chọn lựa mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Bước 5: Lắp dựng tại công trình
Sau khi đã sàm đóng tại xưởng, các cấu kiện sẽ được lắp dựng tại địa điểm đã định trước đó. Từng cấu kiện sẽ được thợ lắp dựng lên theo đúng quy trình, đảm bảo bộ khung vững chắc nhất.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng và bàn giao
Sau khi hoàn thành, công trình được kiểm tra kỹ lưỡng về: độ vững chắc của kết cấu, tính thẩm mỹ của hoa văn và khả năng chống mối mọt.

Dự toán chi phí thiết kế thi công nhà gỗ
Với những mẫu nhà gỗ truyền thống như nhà gỗ 3 gian hay 5 gian Bắc Bộ, diện tích khuôn viên và mức độ chi tiết trong thiết kế là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí. Diện tích càng rộng, bản vẽ càng yêu cầu tính toán kỹ lưỡng và chi tiết hơn, đồng nghĩa với chi phí thiết kế sẽ tăng.
Một bộ hồ sơ thiết kế nhà gỗ 3 gian đầy đủ bao gồm: bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu, bản vẽ nội thất – ngoại thất và bản vẽ điện nước. Tại Nhà gỗ Phúc Lộc, chi phí thiết kế được chia thành nhiều gói dịch vụ, từ 15 triệu đồng (gói cơ bản) đến 40 triệu đồng (gói cao cấp).
Về chi phí thi công, mức giá phụ thuộc vào quy mô công trình, loại gỗ và độ phức tạp của hoa văn. Tham khảo giá từ Nhà gỗ Phúc Lộc, một ngôi nhà gỗ 3 gian 12 cột có giá khoảng 1 tỷ 560 triệu đồng, trong khi nhà gỗ 3 gian 22 cột có giá lên đến 2 tỷ 405 triệu đồng (đây chỉ là phần gỗ).

Nếu quý vị đang tìm kiếm một đơn vị uy tín để thực hiện hóa giấc mơ về ngôi nhà gỗ lý tưởng, hãy liên hệ ngay với Nhà gỗ Phúc Lộc. Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và quy trình làm việc chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết mang đến những công trình thiết kế thi công nhà gỗ đẹp, chất lượng và phù hợp
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo kiến thức nhà gỗ