Nhà Gỗ cổ truyền

Các nghi lễ không thể thiếu khi thi công nhà gỗ cổ truyền

Nghi lễ cất nóc nhà gỗ

Thi công nhà gỗ bên cạnh xem ngày giờ, thì nhiều gia chủ cũng quan tâm tới các nghi lễ để có quá trình làm nhà được suôn sẻ và công việc phát đạt. Vậy khi làm nhà gỗ cần thực hiện những nghi thức nào và cần lưu ý gì? cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết sau.

Các nghi lễ khi thi công nhà gỗ kẻ truyền 

Các nghi lễ khi thi công nhà gỗ 
Các nghi lễ khi thi công nhà gỗ

Khi thi công nhà gỗ kẻ truyền sẽ bao gồm những nghi lễ dưới đây:

Nghi lễ phạt mộc

Lễ phạt mộc được thực hiện để báo với các vị thổ địa, thần linh và ông tổ nghề mộc trước khi làm nhà gỗ. Ý nghĩa của nghi lễ phạt mộc của ngôi nhà gỗ:

  • Cầu thần linh phù hộ cho quá trình thi công và hoàn thiện làm nhà gỗ được thuận lợi. 
  • Cầu cho đội thợ thi công được an toàn và không gặp vấn đề gì khi làm việc. 
  • Có ý nghĩa nhắc nhở người thợ thi công làm việc tận tâm để hoàn thành công việc để tránh bị tổ nghề quở.
  • Đánh dấu cột mốc bắt đầu quá trình làm nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ 
Cúng lễ phạt mộc làm nhà gỗ
Cúng lễ phạt mộc làm nhà gỗ

Công tác chuẩn bị và thực hiện nghi lễ phạt mộc sẽ bao gồm:

  • Chọn ngày tháng làm lễ phạt mộc: Lựa chọn ngày giờ đẹp và hợp tuổi, hợp mệnh của gia chủ để làm lễ phạt mộc. 
  • Chuẩn bị mâm cúng: Lễ phạt mộc cần chuẩn bị những lễ vật gồm: gà luộc, xôi, gạo, rượu trắng, muối, nước, hoa, nến… 
  • Người chủ trì buổi lễ: Là người đứng đầu thực hiện nghi lễ phạt mộc, có thể là thầy cúng hoặc là bác thợ cả trong đội thi công. Trong buổi lễ cần có mặt đầy đủ các thành viên gồm: gia chủ, các thành viên trong gia đình, bác thợ cả và đại diện bên đơn vị thi công.
  • Địa điểm thực hiện nghi lễ: Nghi lễ phạt mộc được tổ chức tại xưởng gỗ của bên nhà thầu, nơi sẽ thi công nhà gỗ của chủ đầu tư.
  • Trình tự nghi lễ: Khi đã chuẩn bị đầy đủ các bước ở trên và tới giờ thực hiện nghi lễ, bác thợ cả sẽ đọc văn khấn. Người đại diện là chủ nhà sẽ đội sớ và cùng với chủ xưởng khấn nguyện, cầu mong các vị thần linh, tổ nghề chứng giám.
  • Công đoạn bật mực trên sào: Nghi lễ bật mực lên sào được thực hiện sau lễ phạt mộc. Khi thực hiện nghi lễ này sẽ có sào tre được lấy từ nửa thân cây tre, bác thợ cả sẽ đọc văn khấn và dùng bút và chỉ vào từng đốt tre. Sau đó bác thợ cả sẽ mở bản vẽ nhà và dùng bước bút để ghi lại những thông tin của nhà gỗ trong bản vẽ vào thanh sào tre.
  • Cuối cùng chủ nhà sẽ dùng rìu để đẽo vào thanh gỗ đã chuẩn bị sẵn
Chuẩn bị mâm cúng phạt mộc
Chuẩn bị mâm cúng phạt mộc
Quá trình bật mực trên sào tre
Quá trình bật mực trên sào tre

Nghi lễ cất nóc

Nghi lễ cất nóc là ngày chủ nhà thực hiện công việc đặt thượng lương trên nóc nhà với ý nghĩa báo cáo trời đất và thổ công đã hoàn thành xây nhà. Nghi lễ cất nóc trong thi công nhà gỗ có ý nghĩa bày tỏ sự biết ơn đối với thần linh đã phù hộ độ trì cho toàn bộ quá trình làm nhà được thuận lợi, an toàn.

Công tác chuẩn bị lễ cất nóc sẽ bao gồm các công đoạn sau:

  • Chọn ngày cất nóc: Để thực hiện lễ cất nóc gia chủ nên lựa chọn ngày và giờ đẹp, hợp mệnh của chủ nhà để công việc được suôn sẻ. 
  • Địa điểm diễn ra cất nóc: Nghi lễ thực hiện cất nóc được thực hiện tại vị trí lắp dựng nhà gỗ của gia chủ.
  • Người chủ trì: Thầy cúng, bác thợ cả hoặc bác cả trong gia đình là người đại diện để thực hiện buổi lễ cất nóc. 
  • Chuẩn bị mâm lễ: Gia chủ nên chuẩn bị lễ vật để thực hiện nghi lễ cất nóc gồm: gà luộc, xôi, bánh chưng, muối, bát gạo, bát nước, rượu trắng, chè mạn, bao thuốc, vàng hương, bộ đinh vàng hoa, trầu cau, bánh kẹo… Tùy theo từng vùng miền, phong tục và quy mô làm nhà gỗ sẽ có cách chuẩn bị mâm lễ khác nhau.
Nghi lễ cất nóc nhà gỗ
Nghi lễ cất nóc nhà gỗ

Trình tự nghi lễ cất nóc

Trình tự nghi lễ cất nóc khi thi công nhà gỗ sẽ được thực hiện như sau: 

  • Bọc lớp vải đỏ trên thanh thượng lương và bên trong là tờ tiền được chủ nhà chuẩn bị. Mâm cúng và 3 thanh thượng lương của 3 gian nhà giữa được đặt ở trước cửa nhà. Khi tới giờ đẹp thầy cúng sẽ đọc văn khấn thực hiện nghi lễ cất nóc. 
  • Sau đó chủ nhà và đội thợ sẽ lên mái nhà cùng một số người thợ để thực hiện nghi lễ đặt thượng lương. 
  • Kết thúc nghi lễ cất nóc sẽ gỡ miếng vải đỏ và thả tiền lộc xuống dưới cho mọi người với ý nghĩa may mắn và tài lộc.
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ
Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ
Thực hiện đưa nóc lên trên mái
Thực hiện đưa nóc lên trên mái

Lễ nhập trạch

Nghi lễ cuối cùng khi thi công nhà gỗ cổ truyền đó là lễ nhập trạch, nghi thức được thực hiện trước khi vào nhà mới. Thực hiện nghi lễ nhập trạch về nhà mới cần thực hiện theo giờ tốt và phù hợp với mệnh của chủ nhà. Lễ nhập trạch có ý nghĩa như lời khai báo xin phép các vị thần khi đến ở. Đây cũng là nghi lễ thể hiện nét đẹp về văn hoá và là dịp để thông báo với người thân quen khi về nhà mới ở.

Để thực hiện nghi lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền, chủ nhà cần chuẩn bị như sau: 

  • Ngày giờ làm lễ nhập trạch: Chọn ngày giờ tốt và hợp mệnh của chủ nhà để thực hiện nghi lễ nhập trạch. Khi đó sẽ mang tới nhiều may mắn, tiền tài và sức khoẻ đến với các thành viên trong gia đình. 
  • Đồ lễ cúng nhập trạch: Chuẩn bị mâm lễ cúng gồm có: gà luộc, mâm xôi, lợn quay, trái cây, hoa tươi, trà rượu, muối gạo, nến, hương, vàng mã… 
Lễ nhập trạch về nhà mới
Lễ nhập trạch về nhà mới

Nghi lễ thực hiện nhập trạch nhà gỗ được thực hiện như sau:

  • Sau khi chuẩn bị đồ lễ xong thầy cúng sẽ thực hiện nghi lễ nhập trạch. 
  • Thầy cúng và chủ nhà dâng lễ thắp hương cúng thổ thần, thổ địa phù hộ.
  • Lễ nhập trạch nhà gỗ là bước quan trọng để về nhà mới ở. Khi đó sẽ xua đuổi những vận khí xấu và mang tới những điều tốt đẹp đến với các thành viên trong gia đình.
Thực hiện nghi lễ nhập trạch
Thực hiện nghi lễ nhập trạch

Những lưu ý khi chuẩn bị cho các nghi lễ thi công nhà gỗ

Khi thực hiện thi công nhà gỗ gia chủ cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

  • Xem ngày giờ cẩn thận: Nên chọn ngày và giờ thực hiện các nghi lễ làm nhà gỗ đẹp, hợp với mệnh của gia chủ để gặp nhiều thuận lợi.
  • Chuẩn bị đồ lễ tươm tất: Chuẩn bị đầy đủ đồ lễ để thực hiện nghi lễ được trang trọng.
  • Tham khảo trước nghi lễ của gia đình khác: Có thể tham khảo các nghi lễ của những gia đình khác trước khi thi công để rút kinh nghiệm và thực hiện.

Xem thêm: 5 điều cần lưu ý khi chọn cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp quý gia chủ nắm rõ được các nghi lễ khi thi công nhà gỗ và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sinh sống. Nếu quý vị có yêu cầu thiết kế thi công nhà gỗ trọn gói giá tốt, vui lòng liên hệ hotline 0973 812 666 để được đội ngũ kiến trúc sư của Nhà Gỗ Phúc Lộc tư vấn cụ thể.

Thông tin về Kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *