Tư vấn

Ý nghĩa của “Câu đầu, thượng lương” ở nhà gỗ 3 gian 2 chái

Nhà gỗ 3 gian 2 chái là loại hình nhà gỗ truyền thống của dân tộc ta. Trải qua bao đời mẫu nhà này vẫn giữ đậm nét kiến trúc cổ truyền, vẻ đẹp của ngôi nhà vẫn luôn trường tồn với thời gian. Chính vì thế mà quá trình dựng nhà gỗ cổ khá phức tạp với nhiều bộ phận, cấu kiện khác nhau. Trong bài viết lần này, mời quý vị cùng tìm hiểu về ý nghĩa của cấu kiện câu đầu và thượng lương trong nhà 3 gian 2 chái.

Video nhà gỗ 3 gian 2 dĩ kết hợp nhà ngang phong cách Bắc Âu

Câu đầu, thượng lương ở nhà gỗ 3 gian 2 chái là gì?

Câu đầu nhà gỗ
  • Câu đầu, thượng lương trong nhà gỗ 3 gian 2 chái, chắc hẳn là những cấu kiện không quá xa lạ với những gia chủ tìm hiểu và mong muốn có cho mình một căn nhà gỗ cổ truyền.
  • Câu đầu: Câu đầu chính là cấu kiện dầm ngang chính đặt trên cùng, gác lên cột cái, khóa các cột cái trong khung. Phần câu đầu của nhà gỗ 3 gian 2 chái được trang trí nhiều hoa văn và họa tiết tinh xảo và mang nhiều ý nghĩa.
  • Thượng lương: Đây là thanh xà nóc chạy dọc theo chiều ngang của căn nhà, đỡ bờ nóc. Cấu kiện này là điểm giao nhau của phần mái phía trước và phía sau nhà gỗ. Thượng lương được làm bằng chất liệu gỗ, có họa tiết trang trí khá đơn giản để bổ trợ cho dòng chữ hán nôm ghi ngày, tháng làm nhà cho nổi bật.

Vị trí của câu đầu, thượng lương trong nhà gỗ 3 gian 2 chái

Câu đầu với chữ quốc ngữ
  • Vị trí của câu đầu trong căn nhà 3 gian 2 chái chính là phần đặt trên cùng, gác lên các cột cái, khoá các đầu trên của các cột cái trong hệ kết cấu khung nhà. Câu đầu nhà gỗ được các nghệ nhân đục trạm những họa tiết hoa lá uốn lượn, bay bổng và tinh xảo.
  • Cấu kiện thượng lương là thanh xà gỗ đặt ở vị trí đỉnh nóc của nhà gỗ 3 gian 2 chái, đỡ thượng lương chính là guốc thượng lương và đấu thượng lương. Cấu kiện này chạy dọc theo chiều dài của căn nhà, với mục đích đỡ được các phần giao giữa hai mái, bờ nóc mái của nhà gỗ.

Ý nghĩa của câu đầu, thượng lương trong nhà gỗ 3 gian 2 chái

Câu đầu và thượng lương trong nhà 3 gian 2 chái có ý nghĩa quan trọng như sau:

Câu đầu gỗ gõ đỏ

Ý nghĩa của câu đầu

  • Cầu đầu trong nhà gỗ 3 gian 2 chái thường có chữ Hán Nôm mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Chữ viết này gia chủ thường chọn các thầy đồ, chuyên gia về chữ hán nôm viết trên cấu kiện câu đầu là câu đối nên phải tuân theo quy tắc viết câu đối, câu đối trên cầu đầu thường là câu đối thơ phổ biến là loại có 5 chữ hoặc 7 chữ, tuy nhiên loại 5 chữ thường được lựa chọn nhiều hơn cả, vì viết ở nhà gỗ cần chữ “Sinh” (trong 4 giai đoạn của vòng đời tự nhiên đó là Sinh – Lão – Bệnh – Tử).
  • Những câu đối thơ thường viết trên câu đầu nhà 3 gian 2 chái như: Nhân – Nghĩa –Lễ – Trí – Tín, Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh. Đây là những câu đối được nhiều gia chủ lựa chọn, mang ý nghĩa răn dạy về đạo đức và lối sống tốt đẹp trong cuộc sống và con cháu đời sau luôn được hưởng mọi điều tốt đẹp từ trời đất.

Ý nghĩa của thượng lương

Thượng lương nhà gỗ
  • Thượng lương trong nhà 3 gian 2 chái có chữ viết thể hiện được ngày, tháng, năm làm nhà gỗ. Điều này thể hiện thời điểm tốt đẹp, được lưu truyền lâu dài và giúp cho đời sau biết đến ngày đó và yên tâm khi ở trong căn nhà.
  • Chữ viết trên cấu kiện thượng lương nhà gỗ có thể viết bằng chữ Hán Nôm hoặc chữ quốc ngữ tùy gia chủ. Cũng tương tự như câu đầu, chữ viết trên thượng lương thông thường phải viết sao cho chữ số cuối đúng vào chữ “Sinh” để cầu mong mọi vật của gia chủ luôn sinh sôi và phồn thịnh. Số chữ trên cấu kiện này của nhà gỗ 5 gian 2 buồng gói có chữ cuối đứng vào chữ sinh, có chọn số lẻ là 5, 9, 13, 17, 21, 25… chữ.

Như vậy, câu đầu và thượng lương của nhà gỗ 3 gian 2 chái là vô cùng quan trọng. Hai cấu kiện này không chỉ giúp tô điểm cho căn nhà gỗ thêm phần đặc sắc và nâng cao tính thẩm mỹ cho căn nhà, mà còn thể hiện mong ước của gia đình về những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Hy vọng qua bài viết trên sẽ phần nào giúp quý vị có những hiểu biết thêm về cấu kiện nhà gỗ và ý nghĩa của chúng mang lại.

Thông tin về Kiến trúc Phúc Lộc

Hotline: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Được gắn thẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *