Tư vấn

Một số những hoa văn nổi bật trên cánh cửa bức bàn nhà gỗ

Cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền là mảnh đất màu mỡ để các nghệ nhân chạm khắc có thể thoải mái thể hiện sự tinh tế và khéo léo. Đây không chỉ là nơi che nắng, che mưa, ngăn cách khoảng không gian trong nhà và ngoài sân. Mà đây còn là nơi các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc được thực hiện. Hãy cùng nhau xem những hoa văn có trên nếp nhà gỗ này có gì.

Video lắp dựng cửa bức bàn nhà gỗ lim 3 gian

Tìm hiểu sơ lược về cửa bức bàn nhà gỗ

Là kiểu cửa chỉ có ở nhà gỗ cổ truyền Việt Nam, cửa bức bàn với không gian để làm cửa thường sẽ là giữa hai cột của ngôi nhà. Trên mỗi bộ cửa sẽ có rất nhiều cánh, các cánh thường sẽ là 2 cánh, 4 cánh, 6 cánh. Thế nhưng phổ biến nhất vẫn là 4 cánh. Khác với những ngôi nhà hiện đại sử dụng bản lề thì cửa bức bàn sử dụng cối quay rất dễ dàng trong việc thay đổi và tháo dỡ khi cần thiết.

Cửa bức bàn được phân chia thành hai loại chính với những thiết kế riêng biệt. Đó là cửa ghép và cửa thượng song hạ bản. Trong đó thì cửa ghép được ghép lại từ nhiều phần gỗ khác nhau là lá cổ và pano. Còn cửa thượng song hạ bản sẽ được sử dụng nhiều trong các đình chùa ở Việt Nam.

>Xem thêm: Những phần tiểu cảnh nhà cổ ấn tượng ở nhà gỗ 3 gian

Kích thước của cánh cửa tùy thuộc vào chiều cao của ngôi nhà gỗ cổ truyền. Mỗi cánh cửa thường được chia làm 5 khoảng. Trong đó có 3 khoảng nhỏ và 2 lá pano với chiều cao lớn hơn. Trên các khoảng trống của cánh cửa thường sẽ được đục chạm nhiều hoa văn tinh tế.

Bức tranh tứ quý "tùng - cúc - trúc - mai"
Bức tranh tứ quý “tùng – cúc – trúc – mai”
Mẫu cửa bức bàn với khung song ô thoáng nhà gỗ cổ truyền
Mẫu cửa bức bàn với khung song ô thoáng nhà gỗ cổ truyền

Những hoa văn nổi bật có trên cửa bức bàn

Sau đây là một số những mẫu hoa văn nổi bật có trên cánh cửa bức bàn.

  • Bộ tranh tứ quý “tùng cúc trúc mai”

Đầu tiên phải nói đến hoa văn là bộ tranh tứ quý “tùng cúc trúc mai”. Đây chính là hoa văn được người thợ đục chạm cực kỳ tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Từng đường nét đều gửi gắm tất cả tinh túy của người thợ. Bộ tranh tứ quý là sự thể hiện cho bốn mùa trong năm, sự tươi mới của nhà gỗ cổ truyền.

  • Chạm khắc hoa sen

Hoa sen là một trong những hoa văn thể hiện sự tinh túy, thanh khiết và cao sang. Đây còn là một loài hoa được xem là quốc hoa của nước Việt Nam. Họa tiết này đục chạm không quá khó, thế nhưng cần tay nghề cao, bởi những nét nông sâu đúng chuẩn mới có thể chạm nên bức tranh hoa sen này.

  • Ngũ phúc

Đây là mẫu hoa văn có sự kết hợp hài hòa tượng trưng cho sự trường thọ, tiền tài, phúc lộc và nhiều may mắn. Các nghệ nhân đục chạm phải thể hiện được sự khéo léo, tinh tế và thể hiện hồn cốt của tác phẩm. Có như vậy mới có thể nâng cao tính thẩm mỹ của ngôi nhà gỗ cổ truyền.

Ý nghĩa của cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền

  • Ngoài tác dụng che chắn mưa gió thì cánh cửa còn là có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Loại cửa này có thiết kế cấp bậc giúp phân biệt bên trong về bên ngoài nhà gỗ. Cấp bậc này có độ cao vừa phải. Giúp khách đến chơi nhà khi bước vào phải cúi người để tránh vấp ngã. Ngoài ra còn thể hiện sự tôn kính với gia tiên trong nhà. Đây chính là một nét đẹp văn hóa đậm đà bản sẽ của người Việt.

Trên đây là những mẫu hoa văn quen thuộc trên các cánh cửa bức bàn. Các mẫu hoa văn này chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn, cái đẹp trong cuộc sống. Đây chính là nét đẹp tinh hoa đặc trưng của nhà gỗ cổ truyền.

Được gắn thẻ , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *